Tất tần tật về Brand Positioning mà Marketer không thể bỏ qua

Nói đến nước giải khát có gas, thương hiệu đầu tiên lóe lên trong đầu bạn là gì? Đó có phải là Coca Cola - gã khổng lồ với ngôi vàng được giữ vững trong nhiều năm qua. Ngoài công thức pha chế đặc biệt, điều gì khiến Coca Cola luôn được mọi người nhớ tới, liệu đó có phải nhờ vào sự khác biệt trong định vị thương hiệu? Vậy định vị thương hiệu là gì, tại sao lại có tầm ảnh hưởng lớn đến vậy? Tìm hiểu Brand Positioning (định vị thương hiệu) ngay dưới đây cùng MyAd Marekting Agency Academy.

Brand Positioning là gì?

Brand Positioning là gì?

Định vị thương hiệu là gì?

Định vị thương hiệu hay brand positioning là xây dựng hình ảnh thương hiệu khác biệt, có giá trị và ấn tượng trong tâm trí khách hàng.

Hình ảnh định vị thương hiệu phải được thực hiện trên tất cả các phương diện, thông qua phương tiện truyền thông, xây dựng phát triển mối quan hệ khách hàng.

Những hình ảnh này phải thống nhất và cố định để thương hiệu dễ dàng được xác lập trong nhận thức của khách hàng mục tiêu.

Đối tượng định vị không chỉ là khách hàng tiêu dùng cuối cùng mà còn bao gồm nhiều đối tượng khác như: các trung gian, công chúng, đội ngũ nhân viên công ty… Những đối tượng này phải được truyền thông để đọc giả hiểu và có cảm nhận thống nhất về sự khác biệt trong giá trị cốt lõi của thương hiệu.

Brand Positioning nhằm xây dựng hình ảnh thương hiệu khác biệt

Brand Positioning nhằm xây dựng hình ảnh thương hiệu khác biệt

Tầm quan trọng của định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu giúp trả lời câu hỏi tại sao khách hàng lại lựa chọn sản phẩm của bạn thay vì sản phẩm của đối thủ.

Đồng thời định vị thương hiệu cũng giúp khẳng định giá trị cốt lõi, nền tảng, là cơ sở quyết định hoạt động marketing sau này.

Định vị thương hiệu giúp doanh nghiệp tới gần hơn với khách hàng mục tiêu, giúp thương hiệu trở thành người bạn, luôn xuất hiện trong tiềm thức khách hàng khi có bất cứ tín hiệu gì về sản phẩm hay doanh nghiệp.

Mỗi khách hàng sẽ có một cảm nhận riêng về sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp. Thế nên định vị thương hiệu giúp đồng nhất suy nghĩ khách hàng, ngăn chặn những suy nghĩ tiêu cực về doanh nghiệp

Định vị thương hiệu giúp đồng nhất suy nghĩ khách hàng

Định vị thương hiệu giúp đồng nhất suy nghĩ khách hàng

Hoạt động trọng tâm của định vị thương hiệu

Điểm mấu chốt của brand positioning là tạo ra hình ảnh thương hiệu khác biệt và đồng nhất trong tâm trí khách hàng. Dưới đây là 4 hoạt động trọng tâm trong định vị thương hiệu mà nhiều doanh nghiệp không thể bỏ qua.

  1. Tạo hình ảnh cụ thể

Hình ảnh trong tâm trí khách hàng là sự kết hợp giữa nhận thức và đánh giá của khách hàng về công ty và sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Nó là một tập hợp các ấn tượng, cảm giác và khái niệm mà khách hàng có được về doanh nghiệp.

Ví dụ: Mặc dù là kẻ đến sau nhưng TH Milk đã rất thành công khi đóng đinh trong tâm trí khách hàng hình ảnh “sữa sạch” “thật sự thiên nhiên”. Hình ảnh thương hiệu này khá phù hợp trong bối cảnh biến đổi khí hậu, các vấn đề môi trường, thực phẩm ngày càng được xem trọng. Định vị “sữa sạch” nổi lên như một ngôi sao sáng và được công chúng đón nhận nhiệt tình.

⏩⏩⏩Xem thêm để cái có nhìn khái quát nhất là ngành Digitial Marketing Agency đang phổ biến được nhiều doanh nghiệp sử dụng trong chiến lược kinh doanh hiện nay.

TH True Milk với định vị sữa sạch được người tiêu dùng đón nhận

TH True Milk với định vị sữa sạch được người tiêu dùng đón nhận

\2. Lựa chọn vị thế cho thương hiệu

Hình ảnh thương hiệu được khắc hoạ trong tâm trí khách hàng không chỉ đến từ bản thân sản phẩm/dịch vụ và hoạt động marketing. Mà nó còn được tạo dựng nhờ vào so sánh tương quan giữa sản phẩm/ dịch vụ khi đặt lên bàn cân so với các sản phẩm cạnh tranh khác.

Vì vậy, để tạo nên sự khác biệt và dành được “vé ưu tiên” trong thị trường ngày một khắc nghiệt này, doanh nghiệp cần nhanh chóng lựa chọn cho mình một vị thế trên thị trường mục tiêu.

\3. Khác biệt hóa

Vị thế thương hiệu đều do một tay khách hàng quyết định, vậy nên để có thể phát triển và đứng vững trên thị trường, bản thân sản phẩm/ dịch vụ phải trở nên khác biệt và nổi trội. Những hoạt động marketing chỉ là bệ đỡ giúp hình ảnh thương hiệu đến gần hơn với công chúng mục tiêu.

Các thương hiệu cần tạo được sự khác biệt

Các thương hiệu cần tạo được sự khác biệt

\4. Khuếch trương

Nỗ lực cuối cùng của chiến lược định vị là khuếch trương được bao nhiêu điểm khác biệt từ giá trị cốt lõi và chúng có ý nghĩa gì với khách hàng mục tiêu.

Không phải điểm khác biệt nào cũng được lựa chọn để khuếch trương, bởi nó cần đạt được các yếu tố như: dễ biểu đạt, thông tin rõ ràng, mang lại lợi ích cho khách hàng.

Các loại chiến lược định vị thương hiệu

Khi bắt đầu xây dựng định vị cho thương hiệu bạn phải đối mặt với vô số lựa chọn, dưới đây là các chiến lược định vị mà bạn có thể tham khảo:

  1. Chiến lược định vị dịch vụ khách hàng

Chiến lược định vị dịch vụ khách hàng là lấy khách hàng làm trung tâm để giải quyết các vấn đề và xây dựng các giải pháp marketing.

Ví dụ: các sản phẩm của Apple có mức phí bảo hiểm khác cao, thế nhưng bù lại thái độ và tốc độ phản hồi của nhân viên rất thân thiện và nhanh chóng. Đây chính là bánh xe đà giúp một người từ không hài lòng trở thành người quảng bá dịch vụ cho Apple.

\2. Chiến lược định vị sự thuận tiện

Chiến lược định vị nhờ vào sự thuận tiện cho biết lý do vì sao một công ty lại được đón nhận nhiều hơn so với đối thủ. Sự thuận tiện này không chỉ biểu đạt ở số lượng đại lý hay cửa hàng mà còn dựa trên tính dễ sử dụng, đa nền tảng.

\3. Chiến lược định vị giá

Giá là một trong những yếu tố thường được được đặt lên bàn cân mỗi khi bạn đưa ra quyết định mua hàng. Nếu lựa chọn cung ứng sản phẩm rẻ nhất trên thị trường bạn sẽ dễ dàng thu hút được khách hàng, nhưng đồng thời phải đối mặt với bài toán chất lượng. Vậy nên, hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn chiến lược định vị này.

Big C - giá rẻ cho mọi nhà

Big C - giá rẻ cho mọi nhà

\4. Chiến lược định vị chất lượng

Chiến lược định vị dựa trên chất lượng là một trong những thách thức lớn đối với nhiều doanh nghiệp, mặc dù doanh nghiệp nào cũng phải thường xuyên cải tiến chất lượng sản phẩm. Thế nhưng khi chọn “chất lượng” là mũi nhọn bạn phải thể hiện được khả năng cũng như vị thế đầu ngành của mình.

\5. Chiến lược khác biệt hóa

Chiến lược khác biệt hóa sẽ dựa trên tính độc đáo của sản phẩm, đa phần chiến lược này thường được áp dụng với các công ty công nghệ, luôn phải đổi mới để phù hợp với những lần “cựa mình” của thị trường.

\6. Các chiến lược định vị khác

Bên cạnh các chiến lược định vị nêu trên, một trong những chiến lược được nhiều doanh nghiệp lựa chọn là định vị thông qua đối thủ cạnh tranh. Với chiến lược này bạn phải nêu bật những lợi thế sản phẩm mà mình có để nhanh chóng hạ gục đối thủ.

Các chiến lược định vị khác

Các chiến lược định vị khác

Có thể coi, định vị thương hiệu brand positioning là phát súng đầu tiên báo hiệu sự hiện diện của doanh nghiệp khi gia nhập đường đua. Vậy nên, cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và hoàn chỉnh để những hoạt động marketing sau này trở nên nhất quán. Nếu bạn có câu hỏi hay thắc mắc nào xoay quanh định vị thương hiệu, vui lòng ghé thăm https://myad.vn để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời.

Edit
Pub: 04 Sep 2022 18:16 UTC
Views: 2358