Các bài phân tích Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ dưới đây chắc chắn sẽ là tài liệu cần thiết cho các em học sinh lớp 12 chuẩn bị cho các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Branding sẽ tổng hợp Top 15 bài phân tích bài Hồn Trương Ba da hàng thịt hay nhất. Hãy cùng cúng tôi tìm hiểu nhé!
phân tích Hồn Trương Ba da hàng thịt
Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) là con trai của nhà biên kịch Lưu Quang Thuận, quê gốc Quảng Nam, sống và làm việc trên đất Bắc. Thừa hưởng truyền thống văn chương của dòng họ, ông đã thể hiện tài năng sáng tác khá sớm. Ở tuổi hai mươi, khi đang là một chiến sĩ của binh chủng Phòng không – Không quân, Lưu Quang Vũ đã có nhiều bài thơ trữ tình được thế hệ trẻ yêu thích, được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và văn học nghệ thuật vào năm 2000. Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt vốn là một câu chuyện dân gian có từ lâu đời đã được tác giả Lưu Quang Vũ xây dựng thành một vở kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ có ý nghĩa tư tưởng và triết lí nhân văn sâu sắc. Vở kịch được công diễn nhiều lần trong và ngoài nước, được dư luận đánh giá là một trong những vở kịch làm nên tên tuổi Lưu Quang Vũ.
Nội dung vở kịch tóm tắt như sau: Trương Ba là một người làm vườn có tài chơi cờ tướng. Vì sự nhầm lẫn của Nam Tào (vị quan trên Thiên đình trông coi về việc sinh tử của con người dưới trần gian) nên Trương Ba chết oan. Để sửa sai Nam Tào cùng Đế Thích (tiên cờ) làm cho Trương Ba sống lại trong thân xác anh hàng thịt. Mọi chuyện rắc rối xảy ra từ đây. Trương Ba bị làm phiền liên tục, bị người thân sợ hãi, xa lánh. Bản thân Trương Ba cũng, rất “khó chịu vì phải sống trong thân xác không phải của mình”. Cuối cùng ông đã quyết định trả lại thân xác cho anh hàng thịt và chấp nhận cái chết thực sự để giải thoát cho mình. Đoạn trích là đoạn kết, tập trung phản ánh tư tưởng chủ đề của vở kịch: Bi kịch của con người khi bị đặt vào nghịch cảnh phải sống nhờ, sống tạm và trái tự nhiên khiến tâm hồn nhân hậu bị tha hóa trước sự lấn át của thể xác phàm tục, thô lỗ. Vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo và dung tục, bảo vệ quyền được sống đích thực và khát vọng hoàn thiện nhân cách.
Ở đọan này, điểm đỉnh của mâu thuẫn kịch đã được tác giả thể hiện qua sự dằn vặt, giằng xé đau đớn của hồn Trương Ba. Mở đầu là cảnh hồn Trương Ba trong thân xác anh hàng thịt ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi đứng vụt dậy, nói những câu đầy bực bội, bức xúc: Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi!… Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi này lắm rồi, chán lắm rỗi! Cái thân thể kềnh càng thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc! Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng để nó được tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát!
Tiếp sau đó, hồn Trương Ba tách khỏi thân xác anh hàng thịt và cuộc đối thoại giữa hồn Và xác bất đầu. Dưới lớp vỏ ngôn ngữ của những lời đối thoại là nhiều tầng nghĩa khác nhau, tuỳ thuộc vào trình độ của người xem kịch. Lưu Quang Vũ rất chú ý đến việc dùng ngôn ngữ để phản ánh tính cách và bản chất nhân vật. Xác hàng thịt lên tiếng với giọng điệu mỉa mai, chế giễu và phủ nhận những cố gắng giải thoát của hồn Trương Ba: Vở kịch, cái linh hồn mờ nhạt của ông Trương Ba khốn khổ kia ơi, ông không tách ra khỏi tôi được đâu, dù tôi chì là thân xác… Hồn Trương Ba đáp lại với thái độ vừa ngạc nhiên vừa coi thường, mày cũng biết nói kia à? Vô lí, mày không thể biết nói. Mày không có tiếng nói mà chỉ là xác thịt âm u đui mù… Hoặc nếu có, thì chỉ là những thứ thấp kém, mà bất cứ con thú nào cũng có được: thèm ăn ngon, thèm rượu thịt.
Link phân tích Hồn Trương Ba da hàng thịt: https://top10branding.net/phan-tich-bai-hon-truong-ba-da-hang-thit/
Link Dàn ý Hồn Trương Ba da hàng thịt: https://top10branding.net/dan-y-phan-tich-hon-truong-ba-da-hang-thit/
Link Sơ đồ tư duy Hồn Trương Ba da hàng thịt: https://top10branding.net/so-do-tu-duy-hon-truong-ba-da-hang-thit/