Các bài phân tích Việt Bắc của Tố Hữu dưới đây chắc chắn sẽ là tài liệu cần thiết cho các em học sinh lớp 12 chuẩn bị cho các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Branding sẽ tổng hợp Top 25 bài văn phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu hay nhất. Hãy cùng cúng tôi tìm hiểu nhé
Bài văn số 9 phân tích Việt Bắc
“Việt Bắc” là bài thơ kiệt tác của Tố Hữu, là một trong những thành tựu xuất sắc của thơ ca Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954).

Ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử hào hùng của dân tộc, sâu chiến thắng Điện Biên chấn động địa cầu, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, Thủ đô Hà Nội rợp đỏ bóng cờ trong ngày hội non sông (10 – 1954), bài thơ “Việt Bắc” là tiếng hát nghĩa tình sắt son thủy chung của mình với ta, của chiến sĩ, cán bộ, đồng bào đối với chiến khu Việt Bắc với cách mạng và kháng chiến, đối với Đảng và Bác Hồ của miền xuôi và miền ngược; là khúc tráng ca anh hùng của một dân tộc thắng trận sau hơn ba ngàn ngày máu lửa.

Bài thơ “Việt Bắc” mang tầm vóc một trường ca, dài 150 câu thơ lục bát, vừa mang âm điệu ca dao, dân ca đậm đà, vừa mang vẻ đẹp thơ ca cổ điển và thơ ca cách mạng dân tộc.

Mở đầu bài thơ là cảnh đưa tiễn của mình với ta, giữa kẻ ở với người về đã gợi ra một trời thương nhớ, lưu luyến, bồn chồn, thiết tha:

Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

Hình ảnh hoán dụ “áo chàm” hiện lên trong buổi tiễn đưa đã tạo nên màu sắc Việt Bắc, màu sắc núi rừng chiến khu, màu thương nhớ của mối tình quân dân “đậm đà lòng son” suốt mười lăm năm trời cách mạng và kháng chiến:

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…

Có biết bao kỉ niệm sâu sắc ghi nhớ trong lòng, trải suốt một chặng đường dài gian lao và anh dũng, từ cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940 đến chiến thắng Điện Biên và ngày miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (mùa thu năm 1954). Những câu hỏi của người ở lại hòa theo tiếng hát cứ quyện vào hồn, thấm sâu vào lòng người cán bộ kháng chiến về xuôi: “Mình về có nhớ… Mình đi có nhớ…”. Mình đi có nhớ những tháng ngày “nhóm lửa” gian khổ: “Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù”. “Mình về có nhớ chiến khu” thời đánh Pháp đuổi Nhật “Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai”. Trong thiếu thốn gian lao, nợ nước thù nhà khắc sâu hồn người, càng chất chứa trong lòng, càng đè nặng đôi vai: “Mày sẽ chết! Thằng giặc Pháp hung tàn – Băm xương thịt mày tan mới hả” (“Dọn về làng” – Nông Quốc Chấn). Mình đi…, mình về… có nhớ, nhớ trám bùi, nhớ măng mai, nhớ lau xám, nhớ những địa danh lịch sử, nhớ “Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?”. Nhớ Việt Bắc là “Nhớ khi kháng Nhật thuở còn Việt Minh”, nhớ đồng bào của dân tộc tuy nghèo khổ thiếu thốn nhưng tình nghĩa thủy chung son sắt với cách mạng. Những ẩn dụ, tượng trưng trong thơ Tố Hữu thật rung động, mở ra một không gian thương nhớ mênh mông với bao tình nghĩa vơi đầy:

Mình đi có nhớ những nhà

Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son.

Xa dần Việt Bắc, trên đường về Thủ đô, về xuôi, người cán bộ kháng chiến mang theo bao nỗi nhớ, chất chứa dào dạt trong tâm hồn bao kỉ niệm đẹp và sâu sắc:
Link phân tích Việt Bắc: https://top10branding.net/phan-tich-bai-tho-viet-bac-cua-to-huu/
Link Dàn ý Việt Bắc: https://top10branding.net/dan-y-phan-tich-bai-tho-viet-bac/ ;
Link Sơ đồ tư duy Việt Bắc: https://top10branding.net/so-do-tu-duy-bai-viet-bac/ ;
Link Soạn bài Việt Bắc: https://top10branding.net/soan-bai-viet-bac/
Link Mở bài Việt Bắc: https://top10branding.net/mo-bai-bai-tho-viet-bac/ ;

phantichvietbac #danyvietbac #sodotuduyvietbac #soanbaivietbac #mobaivietbac

Edit
Pub: 13 Feb 2023 02:48 UTC
Views: 94